Tìm kiếm

9/13/2011

Hên Xui

Có một ngôi chùa ở một nơi xa xôi nào đó... có 3 vị sư tăng đang tu hành. Thời gian tu hành là 100 năm với điều kiện là trong 100 năm đó họ không được mở miệng nói bất cứ một lời nào. Cho tới ngày cuối cùng của năm thứ 99 thì chùa hết gạo và 3 người phải xuống núi mua gạo. Trên đường đi trở về, vì đường dốc cao quá nên đã có một bao gạo bị rớt khỏi xe thồ nhưng vị sư thứ nhất mải lo đẩy nên không hề để ý. Vị sư thứ hai ra dấu cho vị sư thứ nhất báo là đã rớt bao gạo nhưng diễn tả mãi mà vị sư thứ nhất cũng không hiểu, thế là vị sư thứ hai nổi nóng và quát:

- Tôi diễn tả tới như vầy mà cũng không hiểu à, đồ con bò...

Vị sư thứ nhất liền trả lời:

- Chết ngươi rồi... ngươi dám nói chuyện à?

Lúc này vị sư thứ ba cười phá lên và nói:

- Hên quá! Mình chưa nói...







9/12/2011

chuyện cười



 


lở lời


Có một người mở tiệc chiêu đãi, ông chuẩn bị mọi thứ xong đâu vào đấy rồi mới đứng ra đón khách. Khách đến lác đác rồi đông dần. 
Gần trưa, vẫn còn thiếu vài người chưa đến. Chủ tiệc sốt ruột, lẩm bẩm một mình: “Những người cần đến lại không thấy đến”. Nghe ông nói vậy, một số khách mời chạm tự ái, nghĩ bụng: “Những người cần đến thì không thấy đến, vậy chắc mình là kẻ không nên đến đây rồi”. Họ bèn hầm hầm đứng dậy cáo từ.
Chủ tiệc hối hận vì lỡ lời, liền chữa lại: “Quý vị ơi! Những người không nên về sao lại về?” Nghe thế, các vị khách còn ngồi lại ở đấy thầm nghĩ: “Người ta không nên về thì lại về, xem ra mình là người thừa, phải cuốn gói mới đúng”. Thế là ai nấy đều lần lượt đứng dậy, bực tức ra về.
Cuối cùng chỉ còn lại một người bạn thân thiết lâu năm. Anh bạn ấy trách ông: “Xem ông kìa, thật không biết nói chuyện gì cả, làm cho khách khứa tức giận bỏ đi hết rổi”. Chủ tiệc lại khổ sở phân trần: “Tôi đâu có nói họ chứ!”
Người bạn thân nghe vậy liền nổi giận: “Không phải họ ư? Vậy là tôi rồi”.  Nói xong, anh ta thở dài một tiếng rồi bỏ đi luôn.
Trước khi nói phải suy nghĩ cho kỹ, nhất là trong lúc bối rối, “lời này đuổi lời kia”, càng vội vàng hấp tấp càng không biết diễn đạt lời nói cho rành rẽ, thà im lặng còn hơn nói bậy.
Huongnghiep (sưu tầm)




 Chắc chắn!
Trong lớp học, cô giáo đang giảng bài.

Cô giáo: Người khôn ngoan luôn luôn biết nghi ngờ, còn kẻ ngu dốt thì lúc nào cũng tuyên bố chắc chắn.

Học sinh: Thưa cô! Cô chắc chắn chứ?

Cô giáo: Chắc chắn.




Hành trình của cái ví


Tan học về, Nam rẽ vào quán nước bà Tâm “béo”. Moi mãi mới còn 2.000 đồng trả tiền bà chủ quán. Nam ngắm nghía cái ví, bề ngoài nó vẫn còn mới nhưng bên trong đã hỏng, lớp vải sờn rách. Cái ví này là của chị Nga, chị gái Nam tặng trước khi chị đi lấy chồng. Nam ngần ngừ rồi vứt toẹt cái ví ra vỉa hè. Nghĩ thế nào, Nam lại nhặt nó lên: có trò để đùa đây. 
Đến đoạn vắng, Nam đặt cái ví ra giữa đường rồi nấp vào một góc quan sát. Đầu tiên một bác xe ôm rồi đến một bà buôn rau, họ đều nhặt lên, rồi vứt xuống, bỏ đi với những tiếng chửi tục. Người thứ ba là thằng bé bán kem. Nó đã nhặt cái ví, ngắm nghía một hồi, chẳng mở ra xem, nó đút ngay vào túi áo đạp xe đi tiếp.
Nam rượt theo thằng bé, tưởng tượng ra bộ mặt hân hoan rồi cau có lại vì thất vọng của nó. Đúng thật “lừa hy vọng là cái lừa đau đớn nhất”. Nhưng chỉ có điều thằng bé đã vào đồn công an, đưa cái ví cho chú công an. Chú công an xoa đầu nó trước khi thằng bé lên xe đi và chưa đầy một phút sau, cái ví đã nằm chỏng chơ trong sọt rác.
Suốt đêm Nam không ngủ, Nam chắc chắn thằng bé vẫn tưởng trong ví đó sẽ có rất nhiều tiền… Vậy mà.
Sáng hôm sau, Nam mang ví về cất xuống đáy hòm và coi đó là một bài học quý báu.
Nguyễn Thị Thủy